Tìm kiếm

Kế hoạch năm học

Nội dung Kế hoạch năm học

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ                                                                                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          KHOA NGOẠI NGỮ                                                                                                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                     

                                                                                                                                                  Cần Thơ, ngày 14 tháng 10 năm 2020

                                                                      

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2020-2021

Căn cứ vào Thông báo số 699/TB- CĐCT ngày 14 tháng 10 năm 2020 về việc chuẩn bị nội dung duyệt Kế hoạch năm học 2019-2020 của các đơn vị trực thuộc trường, khoa Ngoại ngữ xây dựng kế hoạch năm học của đơn vị như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Số liệu

- Ban lãnh đạo khoa: 01 trưởng khoa.

- Đoàn thể: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Liên chi hội Sinh viên và Chi bộ Ngoại ngữ.

- Tổ bộ môn: 03 (tổ Kỹ năng, tổ Ngôn ngữ, tổ Tiếng Anh căn bản và chuyên ngành)

- Cán bộ, giảng viên: 19 (17 GV Anh văn, 01 GV Pháp văn và 01 trợ lý.

- Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ: 0; Thạc sỹ: 18; Đại học: 01. 

- Chuyên ngành đào tạo: Tiếng Anh hệ Cao đẳng. 

- Tổng số lớp: 11 lớp với 459 SV. 

2. Thuận lợi và khó khăn

2.1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và sự hợp tác, hỗ trợ của các phòng, khoa, Công đoàn, Đoàn TN CS HCM, Hội Sinh viên.

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên trong khoa có tư tưởng ổn định, an tâm công tác; trình độ chuyên môn sâu, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện phẩm chất, năng lực chuyên môn; có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công tác giảng dạy; giáo dục sinh viên trong việc xác định đúng đắn mục đích, động cơ học tập; hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học, tự rèn luyện phẩm chất, kỹ năng cần thiết cho ngành nghề.

2.2. Khó khăn

- Phần lớn cán bộ, giảng viên của khoa là nữ (16 nữ/19), ngoài công tác giảng dạy và hoạt động tại trường, các cô còn bận rộn với công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, từ đó hạn chế việc tham gia các hoạt động phong trào. 

- Đối với sinh viên của khoa, còn có một số biểu hiện thiếu ý thức trong học tập, rèn luyện, dẫn đến việc vắng học nhiều tập trung ở một số sinh viên.

B. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020-2021

I. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống

1.1. Thực hiện “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII bằng những việc làm cụ thể, thể hiện trong tác phong làm việc, trong lối sống. Triển khai học tập, đăng ký làm theo chuyên đề năm 2020 “Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Biện pháp: 19/19 CB-GV khoa Ngoại ngữ đăng ký thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW; có tổ chức thực hiện các báo cáo chuyên đề; có nêu gương CB-GV tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 19/19 CB-GV tham dự đầy đủ các buổi học tập chính trị, sinh hoạt thời sự, các báo cáo chuyên đề, tham dự mitting kỷ niệm các ngày lễ lớn. Triển khai kịp thời các văn bản cấp trên đến cán bộ, giảng viên và sinh viên trong đơn vị.

1.2. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động – Nhân ái – Hào hiệp – Thanh lịch” theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW giai đoạn 2016-2020.

Biện pháp: Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt cố vấn học tập, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ và hoạt động truyền thống của khoa.

1.3. Xây dựng tập thể cán bộ, giảng viên là một khối đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, ổn định phát triển bền vững.

Biện pháp: Động viên CB-GV khoa Ngoại ngữ đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác chuyên môn cũng như đời sống cá nhân. Không có CB-GV vi phạm nội quy cơ quan.

1.4. Xây dựng khoa, tổ bộ môn, các lớp học thực sự là môi trường học tập, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hiện đúng pháp luật của nhà nước, quy định của nhà trường và của đoàn thể.

Biện pháp: Động viên, khuyến khích giảng viên học tập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản của cấp trên, tham khảo sách báo gắn với sự tu dưỡng, rèn luyện của bản thân, sự giúp đỡ của tập thể để tự hoàn thiện bản thân. 

1.5. Tiếp tục thực hiện qui chế dân chủ ở tổ, khoa trong phân công chuyên môn và phân công các nhiệm vụ khác.

Biện pháp: Giám sát khâu phân công chuyên môn và các mặt công tác khác, không để xảy ra tình trạng mất cân đối trong phân công.

II. Công tác quản lý của khoa, tổ bộ môn

2.1. Đảm bảo thực hiện đúng chương trình đào tạo của ngành, của từng học phần; các quy định, quy chế chuyên môn của trường Cao đẳng Cần Thơ về dạy, học và rèn luyện đối với sinh viên. Tạo được sự tín nhiệm trong đào tạo ngành học mà Khoa đang quản lý và chương trình tiếng Anh không chuyên cho các ngành học khác trong nhà trường. 

Biện pháp: Lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn giám sát việc thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch năm học.

2.2. Quản lý các hoạt động giáo dục, dạy học trên lớp và các hoạt động ngoài giờ, đảm bảo mục tiêu đào tạo, đảm bảo tính hiệu quả và chuẩn đầu ra.

Biện pháp: Lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn giám sát quản lý các hoạt động dạy, học của GV-SV. Phối hợp chặt chẽ với phòng QL-ĐT trong quản lý chuyên môn, không để xảy ra sự cố.

2.3. Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng trong đơn vị và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện để kịp thời giải quyết khó khăn khi cần thiết.

Biện pháp: Mỗi tháng đều xây dựng kế hoạch cụ thể các mặt công tác và gửi kế hoạch cho phòng Tổ chức – Hành chính đúng thời gian quy định.

2.4. Kịp thời triển khai các văn bản của trường và của cấp trên đến cán bộ, giảng viên và sinh viên. 

Biện pháp: Triển khai thông qua các cuộc họp, niêm yết thông báo ở Khoa và  qua các kênh email, Zalo groups của khoa.

2.5. Triển khai các hoạt động ngoại khoá như sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, câu lạc bộ tiếng Anh,… trãi dài trong suốt năm học.

Biện pháp: Tất cả hoạt động ngoại khoá đều được xây dựng kế hoạch cụ thể từ đầu năm học, kèm theo dự kiến phân công, dự trù kinh phí và thời gian thực hiện. Tính đến thời điểm này đã tổ chức được một chuyên đề về Định hướng nghề nghiệp cho tân sinh viên K45, 02 CLB TA cho ba khoá 43, 44, 45, (Tổ Ngôn ngữ: Tháng 11; Tổ Kỹ năng: Tháng 12). 04 hội thảo trực tuyến về PPGD cho giảng viên khoa NN và các CB-GV của các phòng, khoa có quan tâm. Trong học kỳ 2 sẽ tiếp tục thực hiện thêm 02 câu CLB TA và 01 hội thảo dành cho sinh viên khoá 43 sắp tốt nghiệp.

2.6. Triển khai họp khoa, tổ bộ môn đều đặn.

Biện pháp: Lãnh đạo khoa họp định kỳ với các tổ bộ môn, Chủ tịch công đoàn khoa, Bí thư Đoàn khoa, Liên Chi Hội Trưởng Liên chi hội sinh viên Khoa mỗi tháng một lần (từ ngày 08 đến ngày 10 mỗi tháng) để tổng kết, kiểm tra và xây dựng kế hoạch tháng. Họp toàn thể cán bộ, giảng viên trong Khoa định kỳ mỗi tháng 02 lần và những trường hợp cần thiết đột xuất. Các tổ bộ môn sinh hoạt chuyên môn 2 tháng họp 1 lần.

2.7. Triển khai việc thực hiện tham gia chào cờ đầy đủ vào thứ hai đầu tháng.

Biện pháp: Lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn nhắc nhở, giám sát GV-SV của khoa tham gia chào cờ đầy đủ.

2.8. Triển khai việc thực hiện công tác kiểm định đúng theo yêu cầu và tiến độ của nhà trường.

Biện pháp: Lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn xây dựng quy trình kiểm định và hồ sơ minh chứng cho khoa. Phối hợp tốt với Phòng Kiểm định trong việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học vào cuối năm học, để rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho những năm học sau

2.9. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, biên soạn tập bài giảng.

Biện pháp: Động viên cán bộ, giảng viên của đơn vị tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, biên soạn tập bài giảng nhằm phục vụ cho hoạt động chuyên môn của khoa, trường.

III. Công tác chuyên môn

3.1. Thực hiện hoàn thiện chương trình đào tạo, hoàn chỉnh việc biên soạn đề cương bài giảng, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy tính chủ động, năng động, tư duy sáng tạo của sinh viên. 

Biện pháp: Tập trung trí tuệ đội ngũ CB-GV tham gia góp ý, bổ sung, hoàn thiện đề cương môn học. Thực hiện mỗi tháng một chuyên đề về chuyên môn trực tuyến nhằm giúp GV nâng cao chuyên môn và kỹ năng sử dụng CNTT.

3.2. Đảm bảo công tác phân công chuyên môn, thỉnh giảng được thực hiện đúng, chặt chẽ và kịp thời.

Biện pháp: Các trưởng bộ môn thực hiện phân công chuyên môn theo yêu cầu công việc và chuyên môn sâu của từng giảng viên trên tinh thần đảm bảo công bằng, công khai và đúng qui định. Lãnh đạo khoa và trưởng bộ môn chủ động rà soát chương trình, lập kế hoạch thỉnh giảng ngay từ đầu năm học.

3.3. Từng bước hướng dẫn sinh viên cùng tham gia nghiên cứu khoa học.

Biện pháp:  Động viên, khuyến khích sinh viên có đủ điều kiện tham gia viết khóa luận tốt nghiệp

3.4. Triển khai việc xây dựng và thực hiện mục tiêu từng học phần, từng bài học về cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Giảng dạy lý luận gắn với thực tiễn, giúp sinh viên có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

Biện pháp:  Lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn nhắc nhở, giám sát GV của khoa xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể vào đầu năm học để chủ động trong quá trình dạy học. Kế hoạch học tập từng Học phần phải được giảng viên phổ biến đến sinh viên ngay từ đầu học kỳ, gắn với việc hướng dẫn phương pháp học, tài liệu học tập, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Soạn giảng trên cơ sở đảm bảo thực hiện được mục tiêu môn học. Bài soạn thể hiện được quá trình làm việc của giảng viên và sinh viên; thể hiện được nội dung tự học, thực hành của sinh viên.

3.5. Thực hiện việc ra đề, coi thi, chấm thi theo đúng qui định của trường, hoàn thành đúng thời gian qui định.

Biện pháp: Lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn nhắc nhở, giám sát GV của khoa thực hiện việc ra đề chỉnh chu, cẩn thận. Giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập, hình thức ra đề thi đối với các học phần có nhiều giảng viên dạy phải có sự thống nhất giữa các giảng viên ngay từ đầu năm học. Coi thi học kỳ được phân công cho các giảng viên một cách công bằng và hợp lý.

3.6. Thực hiện hồ sơ chuyên môn theo đúng qui định của trường.

Biện pháp: Lãnh đạo khoa kết hợp với các tổ bộ môn kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giảng viên theo định kỳ. Kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, bổ sung những thiếu sót.

3.7. Thực hiện công giảng, dự giờ đúng qui định. 

Biện pháp: Lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn luân phiên dự giờ các GV, đặc biệt là GV mới để góp ý, nhận xét tiết dạy. 

3.8. Thực hiện công tác tự học, tự bồi dưỡng

Biện pháp: Lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn động viên, giám sát giảng viên thực hiện việc tự bồi dưỡng chuyên môn. Mỗi giảng viên phải có kế hoạch cụ thể, thực hiện và báo cáo cho tổ bộ môn về công việc này trong mỗi học kỳ.

IV. Công tác cố vấn học tập

4.1. Thành lập Tổ cố vấn học tập 

Biện pháp: Ngay từ đầu năm học, khoa triển khai thành lập tổ CVHT với những giảng viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động và có trách nhiệm cao.

4.2. Triển khai nội dung công tác CVHT đối với hai khoá 43,44.

Biện pháp: Đầu năm học, CVHT đã tổ chức họp lớp và xác định danh sách cụ thể của sinh viên mỗi lớp, phối hợp với phòng CT-HSSV và Đoàn TN tổ chức bầu chọn Ban đại diện lớp; Ban chấp hành Đoàn, Hội SV; CVHT thực hiện theo dõi số lượng SV còn nợ môn để tư vấn cho SV có kế hoạch trả nợ môn học hoặc cải thiện điểm; CVHT theo dõi và cùng lớp đánh giá điểm rèn luyện của SV, kết hợp với khoa tổ chức họp xét điểm rèn luyện của SV theo quy định chung của trường; CVHT lập danh sách SV đạt học lực khá, giỏi, xuất sắc trong năm học và đạt điểm rèn luyện khá, tốt, xuất sắc để kết hợp với khoa tổ chức họp xét học bổng khuyến khích học tập cho SV theo quy định chung của trường; Hướng dẫn ban cán sự lớp biết cách tổ chức điều hành công việc của lớp, thường xuyên nhắc nhở SV thực hiện tốt các nội qui, qui chế của nhà trường. 

4.3. Triển khai nội dung công tác CVHT đối với khoá 45

Biện pháp: CVHT tổ chức họp lớp và ổn định lớp, phối hợp phòng CT-HSSV chỉ định Ban đại diện lớp lâm thời, lập danh sách theo mẫu quy định và đảm bảo tính chính xác họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, điện thoại… của SV để liên lạc trong quá trình quản lý của CVHT lớp (mỗi lớp có danh sách kèm theo hình cá nhân để dễ quản lý); Giúp SV nắm chương trình đào tạo của ngành học, in sao, lưu giữ chương trình để theo dõi việc dạy - học của từng học kỳ và khóa học; Hỗ trợ SV trong giao tiếp với các giảng viên dạy các học phần ở học kỳ 1 để SV mượn tài liệu, giáo trình chuẩn bị cho các học phần của lớp; CVHT hỗ trợ và tư vấn cho SV quyền và nghĩa vụ của người học để SV biết và thực hiện nề nếp hơn; Tư vấn cho SV về chương trình, nội dung cụ thể, số lượng tín chỉ, hình thức kiểm tra, đánh giá của từng học phần; Hướng dẫn ban cán sự lớp biết cách tổ chức điều hành công việc của lớp, thường xuyên nhắc nhở SV thực hiện tốt các nội qui, qui chế của nhà trường.

4.4. Về hoạt động theo dõi, báo cáo của CVHT

Biện pháp: Mỗi tháng CVHT họp lớp ít nhất 01 lần và họp đột xuất khi có yêu cầu của trường, khoa hoặc tổ trưởng tổ GVCN-CVHT; CVHT theo dõi và bước đầu lập danh sách cảnh báo học vụ cho sinh viên theo quy chế; Định kỳ, CVHT thực hiện báo cáo tình hình lớp về các vướng mắc (nếu có) để phối hợp với Khoa giải quyết trong thẩm quyền theo quy định; Định kỳ CVHT tham gia họp với tổ CVHT cấp khoa để báo cáo tình và cập nhật thông tin chỉ đạo từ khoa, trường; Theo dõi, kiểm tra và vận động SV tích cực đóng góp đầy đủ các khoản chi phí qui định theo nghĩa vụ người học như học phí, bảo hiểm y tế, quỹ khuyến học,… 

V. Công tác phối hợp với các đơn vị khác trong nhà trường

1. Công đoàn

- Thực hiện đủ và đúng các chế độ chính sách, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giảng viên của khoa.

- Vận động cán bộ, giảng viên tích cực tham gia các phong trào văn nghệ, thể thao.

- Theo dõi, phát hiện và giới thiệu công đoàn viên ưu tú cho chi bộ xem xét, phát triển Đảng.

- Tích cực vận động công đoàn viên ủng hộ cho cán bộ, giảng viên và SV gặp hoàn cảnh khó khăn; vận động công đoàn viên tham gia đóng góp đầy đủ các loại quỹ khuyến học, khuyến tài do Công đoàn cấp trên phát động.

 2. Đoàn TNCS HCM – Liên chi hội Sinh viên

- Giáo dục SV có được ý thức trách nhiệm cao trong học tập, rèn luyện; tổ chức các hoạt động phong trào trong phạm vi lớp, khoa, trường và vận động SV tham gia các công tác xã hội, nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho SV.

- Đoàn khoa và Liên chi hội SV khoa triển khai các buổi sinh hoạt, hội thi văn nghệ, thể thao theo chủ đề của các ngày lễ lớn trong năm; cùng các Chi đoàn, Chi hội lớp hình thành, xây dựng các nhóm học tập, nhóm tình nguyện vì cộng đồng.  

- Hỗ trợ tốt cho khoa trong việc đánh giá, xếp loại rèn luyện cho SV, hỗ trợ chi bộ trong công tác phát triển Đảng.

 3. Các đơn vị phòng, khoa khác - Thực hiện tốt chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh không chuyên; thỉnh giảng một số giảng viên từ các đơn vị khác.

- Phối hợp với phòng CT-HSSV trong việc xếp loại rèn luyện cho sinh viên.

- Phối hợp với Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của trường trong việc giảng dạy và tổ chức thi trình độ A2 tiếng Anh.

- Phối hợp với Phòng KH-HTQT tổ chức các hội thảo có yếu tố nước ngoài.

C. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Cần bổ sung nhân sự cho lãnh đạo khoa và trưởng bộ môn (do một trưởng bộ môn xin miễn nhiệm).

 

            HIỆU TRƯỞNG                                                                                                                      TRƯỞNG KHOA

Bản đồ

Liên hệ

Khoa Ngoại ngữ, Trường Cao đẳng Cần Thơ
Địa chỉ: Số 413, đường 30/4, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0292 3783103
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Web : http://nn.cdct.edu.vn

social